Văn hóa Cầu_Giấy

Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa.Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài.Đình Mai Dịch thờ vị nhân thần thời hậu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử. Sở đĩ Lý Phật Tử được dân làng Mai Dịch tôn làm Thành hoàng làng bởi vùng đất Từ Liêm là một địa bàn chiến lược quan trọng, nơi phát tích của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do Lý Nam Đế phát động.Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại nơi nay là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên cầu đã được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và Quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là Ô cầu Giấy (thời  Trần gọi là cửa Tây Dương).Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà NộiViệt Nam. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho những nhân vật chính trị cấp cao như bộ trưởng, thứ trưởng các bộ trong chính phủ, các ủy viên Trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang,...